NGƯU BÀNG VỊ THUỐC CHỮA NHIỀU BỆNH VÀ UNG THƯ - BÁO SỨC KHỎE ĐỜI SỐNG

Ngưu bàng là một vị thuốc quý có trong sản phẩm Viên Đặt Phụ Khoa Tiêu Viêm Nữ của công ty cổ phần dược phẩm quốc tế Hoàng Sơn, chúng ta cùng tìm hiểu chất kháng sinh đông y và bổ dưỡng của vị thuốc này và vì sao nó được gọi là vị thuốc chữa nhiều bệnh. 

Xem nhanh


I. Bài 1: Ngưu Bàng Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh (Báo Sức Khỏe Đời Sống)
SKĐS - Trong Đông y, hạt ngưu bàng (ngưu bàng tử) và rễ ngưu bàng (ngưu bàng căn) được dùng để làm thuốc. Ngưu bàng có thể giúp phòng chống ung thư, suy nhược cơ thể...

Dược điển của Đức ghi: Chế phẩm từ rễ ngưu bàng trị rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày, thấp khớp, làm thuốc phát hãn (ra mồ hôi), mát huyết, lợi niệu, trị viêm da (ngứa, chàm, vẩy nến). Ở Mỹ dùng lá hoặc hạt, rễ ngưu bàng sắc uống như trà hàng ngày để phòng chữa ung thư.

Theo tác giả Trung Quốc:“Ngưu bàng là một trong những thảo dược giải độc”. Cao thuốc rễ ngưu bàng trị tiểu đường, mụn nhọt. Rượu rễ ngưu bàng trị bệnh khớp. Canh dưỡng sinh ngưu bàng (ngưu bàng căn, cà rốt, nấm đông khô) được coi là thuốc chữa bách bệnh có khả năng ngăn ngừa và trị ung thư.

Cây Ngưu Bàng 

Cách dùng ngưu bàng chữa bệnh 
Chữa viêm thận cấp, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa:
Ngưu bàng tử (1/2 sao 1/2 sống), bèo cái sao khô lượng bằng nhau. Tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 5g pha với nước ấm, ngày 3 lần.
Ung thư vú:
Ngưu bàng tử 60g, sao vàng tán bột. Ngày uống 2- 3 lần. Mỗi lần 6-8g.

Ung thư trực tràng:
Ngưu bàng căn (rễ) 20g, xích tiểu đậu 8g, đương quy 12g, đại hoàng 6g, bồ công anh 12g. Các vị tán bột, uống mỗi lần 6-10g. Ngày 2-3 lần.

Ung thư cổ tử cung:
Rễ ngưu bàng 20g, chử thực tử 20g. Các vị tán bột, uống mỗi lần 6-8g ngày. 

Ngưu bàng tử trị suy nhược cơ thể 
Thuốc sắc ngưu bàng
Điều trị ung thư phổi:
Ngưu bàng tử 20g, sơn đậu căn 15g, thiên môn đông, bán chi liên, mỗi vị 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trị ngoại cảm phong nhiệt (sốt, ho có đờm, viêm họng):
Ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, đạm đậu xị, mỗi vị 8-12g. Cát cánh, trúc diệp, bạc hà mỗi vị 8-12g, kinh giới tuệ 4-6g cam thảo 2-4g. Sắc uống

Hoặc dùng bài: Ngưu bàng tử, kim ngân hoa, mỗi vị 12g. Liên kiều, kinh giới, bạc hà mỗi thứ 8g. Cam thảo 4g. sắc uống.

Thuốc dùng ngoài

Lá và rễ sắc đặc để xông ngâm trĩ
Lá tươi ngâm rượu (10 lá/100ml rượu) 1 tuần dùng bôi chữa ngứa
Lá hoặc rễ 5-10g, nấu với 200ml nước còn 100ml, súc miệng chữa viêm nha chu (nhiệt miệng, viêm lợi)
Lá ngưu bàng tươi, giã đắp vào nơi tổn thương (mụn, nhọt, áp xe, vết côn trùng cắn).
Rễ ngưu bàng dùng tươi nấu làm nước rửa vết thương (nấm bàn chân, chàm và chàm bội nhiễm, hắc lào.)
Hạt ngưu bàng, giã nhỏ hòa rượu trị bệnh phong  (kinh nghiệm của người Châu Âu từ thế kỷ 14).
Hạt ngưu bàng pha hãm như nước trà dùng để rửa mặt trị mụn,  mẩn ngứa.
Rễ ngưu bàng nấu chín, pha nước tắm, giúp ra mồ hôi, chữa mẩn ngứa làm sạch da, mềm da; xông chữa mụn trên mặt (Kinh nghiệm phổ biến ở Nhật).

  Ngưu bàng căn ngăn ngừa và trị ung thư.

Trà ngưu bàng
Phục hồi sức khỏe sau sinh, sau phẫu thuật, cơ thể suy nhược:  Lá rễ thái nhỏ. Sắc uống  (tỷ lệ 1 ngưu bàng 10 nước).
Trị viêm da sưng tấy, ngứa (dị ứng), viêm mũi họng:  Ngưu bàng tử 30g kim ngân hoa 50g. Sắc uống .
Giải nhiệt độc, nóng trong, môi khô, miệng khát, sốt cao: Ngưu bàng căn tươi 200g, thái nhỏ, xay nhỏ, lọc lấy nước uống. Có thể phối hợp nước ngó sen tươi hòa chung vào.


Trà Ngưu bàng 

Cháo ngưu bàng
Chữa viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, sởi, thủy đậu: Ngưu bàng căn 30g sắc lấy 100ml nước (bỏ bã). Nấu cháo riêng. Khi cháo chín cho nước cốt ngưu bàng vào. Sôi lại. Ngày ăn 2 lần, ăn trong 5-7 ngày.

Chữa cảm làm ra mồ hôi, viêm họng cấp, nhức đầu, liệt thần kinh mặt giai đoạn đầu: Ngưu bàng tử 10g, kinh giới 8g, bạc hà 8g sắc lấy nước bỏ bã cho gạo tẻ vào nấu lại, được cháo loãng. Ăn nóng.


Cháo Hải Sản Ngư Bàng món ăn bổ Dưỡng 

II  Bài 2 Ngưu bàng - Vị thuốc đa năng
Ngưu bàng tên khác đại đao, ác thực, hắc phong, thử niêm. Tên khoa học: Arctium lappa Linn. Họ cúc: Asterraceae, cây thảo lớn, có thân thẳng, cao 1 - 2m

Cây, quả và rễ ngưu bàng. Ngưu bàng tên khác đại đao, ác thực, hắc phong, thử niêm. Tên khoa học: Arctium lappa Linn. Họ cúc: Asterraceae, cây thảo lớn, có thân thẳng, cao 1 - 2m, có khía và phân nhánh. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân, phiến lá to, rộng 50cm, gốc lá hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay gợn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới.Bộ phận dùng làm thuốc là quả và rễ. Tên dược liệu là: Ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô; Ngưu bàng căn là rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, phơi hay sấy khô ở 70oC. ADVERTISING Trong quả chứa 25-30% dầu béo, chất lignan (lappaol A, B, C, D, E, F, chất đắng actiin - glucosid), daucosterol, inulin. Rễ chứa inulin (45-50%), tinh dầu, acid stearic, polyphenol, polyacetylen, phytohormon, xyloglucan ....

Theo Đông y: Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Những người tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng không nên dùng.

Ngưu bàng căn có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu (loại acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật nhuận tràng, hạ đường huyết, có tác dụng với một số bệnh ngoài da.

Công dụng: Dùng ngưu bàng tử (quả) để chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi. Liều dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác. Dùng rễ (ngưu bàng căn) làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và bệnh ngoài da.

Ngưu Bàng Sau khi Nhổ lên 

Một số bài thuốc có sử dụng ngưu bàng:

Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.

Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.

Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.

Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.

Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.

Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu.

Bài thuốc: Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.

Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngưu bàng căn được dùng trong các món ăn bài thuốc sau:

Gà hầm củ ngưu bàng- Gà hầm ngưu bàng căn: Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.- Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: Dùng cho các trường hợp trĩ và trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.

- Bánh bột ngưu bàng: Ngưu bàng căn 15g tán mịn, bột gạo tẻ 80g thêm nước trộn đều nặn thành bánh bột, thả vào nước đậu phụ nấu, thêm hành, tiêu, gia vị, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, hoặc nghẽn mạch tạm thời liệt mặt, động kinh máy giật vùng mặt mắt.

- Canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, cà rốt, nấm đông khô được coi là thuốc chữa bách bệnh có khả năng ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư; mỗi ngày dùng khoảng 30g ngưu bàng căn.



Nguyên Liệu làm canh dưỡng sinh Ngưu Bàng 

Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.

-   Nước ép ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước 20ml, cho uống sau khi ăn. Dùng cho các trường hợp kích ứng bồn chồn, hồi hộp lo lắng, mất ngủ.  

Tổng hợp từ báo sức khỏe đời sống. 

 
Bình luận:()