Mầm đậu nành nội tiết tố thực vật từ thiên nhiên! U xơ, u nang có uống được không?

Mầm đậu nành được biết đến với công dụng làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ sinh lý nữ. Vậy liệu dược phẩm này có thật sự hiệu quả như mọi người vẫn truyền tai nhau? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng? Cùng Tố Nữ Hoàng Sơn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 
Xem nhanh

1. Mầm đậu nành là gì?

mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành là gì 
 
Đậu nành là hay đỗ tương, đậu tương (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm, protein, được trồng để làm thực phẩm. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara…đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Mầm đậu nành Không chỉ là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, mầm của đậu nành còn có nhiều công dụng hơn thế.

Mầm đậu nành (mầm đậu tương) là hạt đậu nành sau khi được ươm (sử dụng nhiệt độ và độ ẩm) để kích thích hạt nảy mầm.

Gần đây, mầm đậu nành còn được sử dụng như một biện pháp bổ sung chất dinh dưỡng như bào chế dưới dạng bột mầm đậu nành hay tinh chất mầm đậu nành (viên uống).

 

2. Các bào chế mầm đậu nành:

 
3 dạng bào chế mầm đậu nành Mầm đậu nành hiện nay được bào chế dưới ba dạng chính như sau:

Mầm đậu nành tươi
Đây là dạng bào chế cơ bản nhất của mầm đậu nành, chỉ cần làm cho hạt đậu nảy mầm qua các bước ngâm và ủ hạt (tương tự như cách làm giá đỗ). Mặc dù vậy, mầm đậu nành tươi chứa đựng hàm lượng Isoflavone khá thấp, lại không được tối ưu về mặt hấp thu. Do đó, chỉ nên xem dạng bào chế này là một loại thực phẩm thông thường.
Mầm đậu nành tươi

Bột mầm đậu nành
Như đúng tên gọi, dạng bào chế cho ra đời sản phẩm bột mầm đậu nành. Uống trực tiếp bằng cách hòa tan với nước. Bột mầm đậu nành cũng chứa hàm lượng Isoflavone thấp, vì nó chỉ là dạng bào chế thô sơ. Theo thống kê, chỉ có khoảng 0,1-0,2 hàm lượng Isoflavone ở dạng này. Ưu điểm duy nhất của bột mầm đậu nành là dễ bảo quản.

Bột mầm đậu nành 

Tinh chất mầm đậu nành
Chỉ cần nghe đến cụm từ “tinh chất”, chị em cũng có thể mơ hồ nhận ra tác dụng của dạng bào chế này. Đây là dạng bào chế thông qua quá trình chiết xuất từ hoạt chất Isoflavone của mầm đậu nành. Mầm đậu nành Tinh chất mầm đậu nành giúp tăng tối đa khả năng hấp thụ

Do đó, đa phần các tạp chất như các chất nhầy, chất xơ đều được loại bỏ, chỉ giữ lại hoạt chất Isoflavone, có khả năng hấp thụ cao. Hàm lượng Isoflavone kết hợp với khả năng hấp thu tối ưu, chắc chắn sẽ phát huy được công dụng lớn nhất có thể. Đây là cách bào chế giúp hấp thu tinh chất tốt nhất.

Tinh chất mầm đậu nành
Tinh chất mầm đậu nành 


3. Tác dụng của mầm đậu nành:


Tác dụng của mầm đậu nành
Tác dụng của mầm đậu nành 
 
Mầm đậu nành có chứa Isoflavon hay còn gọi là nội tiết tố nữ thực vật. Các nghiên cứu trên thế giới đã khuyến nghị, mỗi ngày, các chị em (ngay cả phụ nữ mang thai) cần hấp thu khoảng 45 mg Isoflavon. Bạn có thể bổ sung Isoflavon từ việc ăn đậu phụ uống sữa đậu nành, bột đậu tương hoặc uống các chế phẩm từ tinh chất mầm đậu nành. Isoflavon từ mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng mỡ máu cao, đặc biệt, những người có nguy cơ mỡ máu cao, uống bổ sung Isoflavon là điều cần thiết. Hơn nữa, những người tăng huyết áp, khi dung nạp Isoflavon sẽ giảm huyết áp, hạ mỡ máu.

Ngoài ra, Isoflavon cũng có tác dụng đặc biệt tốt với các chị em phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh – lứa tuổi đã suy giảm nồng độ estrogen. Bởi Isoflavon có trong tinh chất mầm đậu nành sẽ giúp duy trì các chuyển hóa, ví dụ, tăng cường chuyển hóa hấp thụ canxi khi hấp thu Isoflavon. 

  Nhờ có chứa hoạt chất isoflavone – có tác dụng tương tự như estrogen nội sinh trong cơ thể nên khi bổ sung mầm đậu nành sẽ giúp chị em bù đắp tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ.

Vì vậy mầm đậu nành hay tinh chất mầm đậu nành sẽ có tác dụng:
Làm mờ vết nám, sạm, tàn nhang do rối loạn nội tiết tố, đồng thời ngăn ngừa quá trình lão hóa, tăng độ đàn hồi, giảm nếp nhăn, giúp chị em có một làn da căng mịn, sáng đẹp tự nhiên.

Ngăn rụng tóc: Không chỉ giúp làm đẹp da isoflavone trong mầm đậu nành còn có tác dụng giảm khô xơ, gãy rụng tóc, giúp mái tóc chắc khỏe, suôn mượt.

Giảm các triệu chứng bốc hỏa: Nội tiết tố nữ được cân bằng sẽ giúp làm giảm các cơn bốc hỏa, giảm số lần đổ mồ hôi đêm, đánh trống ngực, hồi hộp, cáu gắt, mất ngủ…

Tăng kích thước vòng 1: Isoflavone giúp kích thích lớp mỡ đệm ở mô ngực phát triển và làm săn chắc vòng 1, nhờ đó mà chị em có vòng ngực căng tròn, nở nang.

Duy trì vóc dáng thon gọn: Khi lượng estrogen trong cơ thể được cân bằng sẽ giúp phân bố lại lượng mỡ thừa trên cơ thể, hạn chế tích mỡ eo, hông, đùi, ngực… giúp chị em có thân hình thon gọn, quyến rũ.

Tăng cường sinh lý nữ: Estrogen có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, đồng thời tăng tiết chất dịch nhờn làm ẩm âm đạo, giảm khô hạn, kích thích ham muốn, giúp chị em có đời sống tình dục viên mãn.

Hỗ trợ phòng ngừa loãng xương: Isoflavone có vai trò như chất keo giúp gắn kết canxi vào xương, tạo độ chắc khỏe cho xương và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Giảm nguy cơ bệnh tim: Isoflavone có tác dụng chống rối loạn lipid máu và giảm lượng cholesterol trong máu, do đó có tác dụng phòng tránh các bệnh tim mạch hiệu quả.Ngăn ngừa ung thư vú: mầm đậu nành có tác dụng ức chế sự khởi phát của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Những người nên sử dụng mầm đậu nành nhiều hơn so với những trường hợp còn lại đó là: Phụ nữ sau tuổi 30 Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ đang bị suy giảm chức năng sinh lý, âm đạo khô hạn, da sạm nám, tàn nhang,… sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng này do tình trạng thiếu hụt estrogen trong cơ thể được bổ sung, cải thiện nhờ isoflavon mầm đậu nành. Phụ nữ gặp phải các triệu chứng da không đều màu, nhiều vết thâm, da có mụn nhiều hay tóc khô xơ thường xuyên gãy rụng, mất ngủ, tiểu đêm nhiều, tích mỡ bụng và loãng xương, thoái hóa khớp xương hoặc bị viêm khớp dạng thấp.

 

4. Cách sử dụng mầm đậu nành hiệu quả

Các dùng mầm đậu nành
Các dùng mầm đậu nành 
 
Mặc dù mầm đậu nành chứa rất nhiều thành phần có lợi, nhưng hiệu quả sẽ tăng cao hơn khi kết hợp cùng với một số dược phẩm dưới đây: Kết hợp với collagen Khi kết hợp mầm đậu nành với Collagen sẽ giúp hiệu quả bổ sung Collagen được tăng gấp đôi, bởi isoflavone trong đậu nành có tác dụng thức đẩy cơ thể tăng tổng hợp Collagen trên da, giúp tăng đàn hồi và chống lão hóa cho làn da.

Sử dụng cùng với Vitamin E và lô hội Sự kết hợp này giúp tăng gấp 3 lần khả năng làm giảm nám, tàn nhang cho chị em. Bổ sung isoflavone kết hợp với 2 thành phần này sẽ làm tăng nội tiết tố nữ cho cơ thể, làm ức chế hormone kích thích sản xuất melanin MSH làm giảm nám da, tàn nhang từ sâu bên trong.

Kết hợp với Canxi và Vitamin D Sự kết hợp này giúp phòng chống loãng xương. Bởi Isoflavone giúp gắn canxi gắn chặt vào khung xương, giúp xương trở nên chắc khoẻ.

Dùng với nhân sâm Sự kết hợp này sẽ tăng khả năng thúc đẩy sự phục hồi chức năng cơ thể, tăng cường miễn dịch, giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể.


5.  Lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

Lưu ý sử dụng mầm đậu nành
lưu ý sử dụng mầm đậu nành 
 
Theo thống kê tại Việt Nam hơn 90% đậu nành trên thị trường đang sử dụng giống biến đổi gen (GMO). Mà thực tế cho thấy đậu nành làm biến đổi gen gia tăng về năng suất, cải thiện giá thành,… Nhưng nếu mang vào phục vụ trong lĩnh vực dược phẩm thì lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, với những sản phẩm được sản xuất dành cho các chị em, đậu nành phải ở dạng thuần chủng nhất, không làm biến đổi gen.

Mầm đậu nành Chị em nên chọn loại mầm đậu nành ở dạng thuần chủng nhất Nước ta chỉ có một vùng trồng đậu nành không làm biến đổi gen duy nhất ở Nam Định, đáp ứng tiêu chuẩn GACP-WHO. Có trung bình khoảng 300 sản phẩm mầm đậu nành đang được phân phối trên thị trường, tồn tại ở cả ba dạng bào chế. Chính vì lẽ đó, chị em nên cân nhắc khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm phù hợp, có xuất xứ, nguồn gốc và đến từ những thương hiệu uy tín.

Ngoài ra, khi sử dụng mầm đậu nành, cần tuyệt đối không kết hợp với những nguyên liệu sau: Mật ong: Mật ong nếu sử dụng chung với mầm đậu nành sẽ gây nên hiện tượng vón cục, đông cứng trong máu, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến khó thở, hôn mê sâu và tử vong. Đặc biệt những người mắc bệnh liên quan đến tim mạch tuyệt đối không sử dụng mật ong với mầm đậu nành.


Đậu nành và hành lá

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như canxi hoặc protein. Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi bạn kết hợp hai món này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi chứa trong đậu nành. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.

Sữa đậu nành và trứng

Trứng là một trong những nguồn cung cấp protein lớn nhất cho bạn. Tuy nhiên, khác với các loại sữa thông thường, sữa đậu nành có khả năng ức chế hoạt động của enzyme protease. Enzyme này có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn. Chính vì thế, nếu ăn trứng cùng lúc với sữa đậu nành bạn sẽ không thể hấp thụ được toàn bộ số protein của trứng.

Không uống cùng kháng sinh

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Đậu nành và rau chân vịt

Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là một sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày của bạn. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo ra một loại kết tủa không tan gọi là canxi oxalat trong dạ dày của bạn.​

Sữa Mầm đậu nành chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, khi uống sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa chất đạm và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.


Đường đỏ: Mầm đậu kết hợp với đường đỏ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trứng: Trứng dùng với mầm đậu nành gây đầy bụng, khó hấp thụ và phá vỡ cấu trúc chất dinh dưỡng trong mầm đậu. Nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh có thể sử dụng mầm đậu nành để giúp duy trì tuổi xuân.

Tuy nhiên, chị em nên cẩn trọng khi lựa chọn loại mầm phù hợp để sử dụng. Đồng thời, khi uống mầm đậu nành, nên kết hợp với một số dược phẩm khác và tuân thủ một số lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

 6. Mầm đậu nành có kích thích khối u phát triển không?


Có khối u có được sử dụng mầm đậu nành
Bị u có sử dụng được mầm đậu nành 
 
Tuy nhiên, trên mạng cũng xuất hiện thông tin cho rằng phụ nữ bị u nang, u xơ không nên dùng mầm đậu nành hoặc các sản phẩm chứa mầm đậu nành. Lý do được đưa ra là một số bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u tuyến vú, u tuyến giáp… nhạy cảm với sự thay đổi về nội tiết tố Estrogen. Dùng mầm đậu nành sẽ làm tăng nồng độ Estrogen, kích thích khối u ngày càng phát triển. Bị u có dùng được mầm đậu nành không?

Người bị u nang, u xơ có dùng được mầm đậu nành không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ

Thông tin này khiến nhiều người hoang mang bởi mầm đậu nành không chỉ là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống mà còn ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Có những chị em bị u xơ, u nang do lo lắng nên không dám dùng mầm đậu nành cũng như các chế phẩm từ đậu nành vì sợ làm tăng kích thước khối u.

Những bằng chứng "giải oan" cho mầm đậu nành.
Thực tế, những thông tin cảnh báo trên là không có cơ sở khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, Isoflavone trong mầm đậu nành ưu tiên gắn chọn lọc với thụ thể Estrogen beta hơn là thụ thể Estrogen alpha (loại thụ thể có nhiều ở mô vú, tử cung), đồng thời có khả năng tự đào thải khi dư thừa nên không gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u. Hơn nữa, nhờ khả năng làm giảm tác động của Estrogen tới các thụ thể alpha, Isoflavone còn có thể làm giảm nguy cơ mắc và tái phát một số bệnh ung thư liên quan tới loại thụ thể này như ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Trong đó, nghiên cứu trên 30.744 phụ nữ Trung Quốc ở Singapore cho thấy, ăn nhiều đậu nành giúp giảm 20% nguy cơ ung thư cổ tử cung. Theo một nghiên cứu khác trên 9.514 bệnh nhân từng bị ung thư vú ở Trung Quốc và Mỹ, sử dụng đậu nành không gây tác dụng phụ đối với mô vú mà còn làm giảm 25% sự tái phát của khối u trong thời gian theo dõi hơn 7 năm. Bằng chứng dịch tễ học cũng cho thấy tiêu thụ nhiều đậu nành ở phụ nữ châu Á có liên quan đến việc giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú so với phụ nữ phương Tây, tỷ lệ sống sót tốt hơn sau khi đã được chẩn đoán ung thư.

 Trước đây, nhiều người cũng lo ngại về ảnh hưởng của mầm đậu nành đến tuyến giáp. Điều này bắt nguồn từ một số nghiên cứu nhỏ thực hiện vào những năm 1990 cho thấy sử dụng đậu nành có thể có liên quan đến các rối loạn tuyến giáp. Tuy nhiên, đến năm 2019, nghiên cứu tổng quan và phân tích gộp cho thấy, bổ sung đậu nành liều dùng từ 40 – 200mg/ngày không ảnh hưởng tới sự thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, không có tác dụng tới u tuyến giáp. Đây là cơ sở khoa học rõ ràng giúp thay đổi quan niệm trước đây cho rằng người bệnh tuyến giáp không nên ăn đậu nành.

Như vậy, nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy mầm đậu nành không làm tăng kích thước khối u mà còn mang lại những tác dụng có lợi cho người bị ung thư. Chị em có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm chứa mầm đậu nành để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, hỗ trợ kéo dài tuổi xuân, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp, tim mạch... nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

7. MẦM ĐẬU NÀNH BAO NHIÊU TUỔI UỐNG ĐƯỢC?

Mầm đậu nành bao nhiêu tuổi uống được
Mầm đậu nành bao nhiêu tuổi uống được 
 
Xoay quanh câu hỏi mầm đậu nành bao nhiêu tuổi uống được đã và đang có nhiều ý kiến đưa ra. Đa phần mọi người đều cho rằng lứa tuổi phù hợp nhất  để sử dụng mầm đậu nành là trên 18 tuổi. Bởi, đây là độ tuổi mà các cơ quan sinh dục gần như đã hoàn thiện đầy đủ nên sử dụng mầm đậu nành không khiến nữ giới bị dậy thì sớm. 

Tuy nhiên, những đối tượng phù hợp sử dụng mầm đậu nành nhất phải kể đến như:

Mầm đậu nành dành cho lứa tuổi nào – Phụ nữ dưới 30 tuổi bị thiếu hụt estrogen
Dưới 30 tuổi, nếu bạn thường xuyên gặp phải các tình trạng như rối loạn kinh nguyệt, vòng 1 chậm phát triển, còi xương, da dẻ nám, sạm,… thì rất có thể cơ thể của bạn đang bị rối loạn nội tiết tố.

Để cải thiện nhanh chóng tình trạng này thì bổ sung và cân bằng nội tiết tố là việc làm rất quan trọng. Và một trong những cách giúp cân bằng estrogen an toàn và hiệu quả đó chính là sử dụng mầm đậu nành. Bởi, trong mầm đậu nành có chứa chất isoflavon có cấu trúc gần giống với estrogen nội sinh trong cơ thể.

Bao nhiêu tuổi thì uống được mầm đậu nành – Phụ nữ dưới 30 tuổi bị suy giảm nội tiết tố có thể dùng mầm đậu nành để cải thiện.
Tuổi nào nên uống mầm đậu nành – Phụ nữ sau sinh bị suy giảm nội tiết tố
Sau sinh là thời kỳ mà cơ thể nữ giới bị suy giảm nội tiết tố nhanh chóng. Tình trạng này không những khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn khiến chức năng sinh lý gặp rối loạn. Nữ giới thường xuyên cảm thấy khô hạn, suy giảm ham muốn, da dẻ nám, sạm,…

Vì vậy, để cải thiện tình trạng này thì phụ nữ sau sinh có thể bổ sung Isoflavon cho mình. Tuy nhiên, chị em chỉ nên bổ sung khi đã cai sữa cho bé để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

 Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
Phụ nữ khoảng 45-55 bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh là giai đoạn nội tiết tố estrogen suy giảm nhanh chóng. Nữ giới thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố gây ra như bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn, da dẻ kém sắc,… Tình trạng này chỉ có thể được cải thiện nhanh chóng khi nội tiết tố trong cơ thể được đưa về mức cân bằng.

Bởi chính lý do trên nên bổ sung estrogen là điều vô cùng cần thiết cho nữ giới. Và cách bổ sung nội tiết tố được nhiều người tìm đến đó chính là từ nguồn estrogen thảo dược trong mầm đậu nành.


 

8. Cách làm bột mầm đậu nành đơn giản tại nhà

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành tại nhà
Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành tại nhà 
 
Nguyên liệu: Đậu nành: 200 gram Nước sạch: 100ml

Dụng cụ: Rổ hoặc hũ để đựng, khăn bông sạch,...

Các bước làm bột mầm đậu nành

Bước 1: Sơ chế đậu nành Loại bỏ sạn cát và bụi bẩn khỏi hạt đậu nành. Ngâm đậu nành trong nước

Bước 2: Ủ đậu mọc mầm. Lấy rổ ra, lót một chiếc khăn ẩm dưới đáy rổ, rồi trải một lớp đậu mỏng, sau đó lại đắp một chiếc khăn ẩm lên trên. Khoảng 2 ngày sau, hạt đậu nành sẽ mọc mầm được 1 - 2cm. Khi hạt đã nảy mầm, đem đãi vỏ. Đậu mọc mầm được 1-2cm

Bước 3: Sấy khô mầm đậu nành Đem đậu mọc mầm đi rửa thật sạch, sấy khô bằng lò nướng hoặc phơi nắng (4 - 7 ngày). Sau khi phơi khô, đem đậu mầm đi rang chín. sấy khô mầm đậu nành

Bước 4: Xay mịn thành bột. Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo thoáng mát. Bột mầm đậu nành có thể giữ sử dụng trong khoảng 5 tháng. Nghiền bột đậu nành

Bước 5: Thành phẩm Đối với mầm đậu nành, bạn có thể sử dụng chúng như một loại rau để cho vào các món canh chân giò, canh xương, canh thịt băm,… hay làm các món xào. Xay mịn thành bột.

Nếu bạn không có nhiều thời gian chế biến mầm đậu nành, và các tinh chất nào phối kết hợp với mầm đậu nành để có hiệu quả nhất cho sinh lý và sắc đẹp của nữ giới. Bí quyết của nhiều chị em lựa chọn đó là :

Mỗi ngày bổ sung 2 viên uống Nội tiết tố nữ Hoàng Sơn. 

Tố nữ Hoàng Sơn - Bổ Sung mầm đậu nành
Trong mỗi viên chữa 200mg tinh chất mầm đậu nành cần thiết hàng ngày cần thiết cho cơ thể, phối kết hợp với Vitamin E, Colagen tuyp 1 và 3, tinh chất: mắc ca;  ích trí nhân; thỏ ti tử, phá cố chỉ, L Ctystine, Pregtenolon 10%, Kẽm Gluconat, Biotin và L-Glutathion 90%.
Giúp cho chị em khỏe đẹp chăm sóc sức khỏe vóc dáng làn da từ gốc. 


 

9.  Một số lưu ý khi bảo quản bột mầm đậu nành


Để bảo quản tốt nhất cho bột mầm đậu nành tự làm tại nhà: Bột mầm đậu nành uống liền nên cho vào hộp kín, tránh tiếp xúc với không khí. Để trong ngăn mát của tủ lạnh, sẽ giúp kéo dài thời gian tươi nguyên của bột mầm đậu nành. Bột mầm đậu nành đã mở thường xuyên để sử dụng, thì có thể dùng trong khoảng 5 tháng. Không để bột mầm đậu nành ở những nơi tối tăm ẩm mốc, không để dưới nền đất hay những nơi có độ ẩm cao.

bài viết chỉ mang tính tham khảo
Tổng hợp từ: Báo sức khỏe đời sống và nguồn internet

 
Tags: mầm đậu nành, tố nữ hoàng sơn,

Bình luận (0)

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng